Vòi dây loa phun bình chữa cháy CO2, bột

Chi tiết vòi dây loa phun bình chữa cháy

HTH cung cấp dây loa bình chữa cháy khí CO2 MT5 5kg, MT3 3kg bình bột BC, ABC MFZ4 4kg, MFZL 4 4kg, MFZ8 8kg, MFZL8 8kg.

Chi tiết vòi dây loa phun bình chữa cháy
Chi tiết vòi dây loa phun bình chữa cháy

Bao gôm các loại co và loa T3, T5, T35, F4 PVC, F8 PVC,

Vòi dây loa phun bình chữa cháy
Vòi dây loa phun bình chữa cháy

Vói dây loa phun của bình chữa cháy CO2 thường được làm bằng nhựa cứng, có khả năng cách nhiêt rất tốt, gắn với 1 ổng xifong mềm hoặc ống thép cứng nối dài với cụm van. Đây là thiết kế đặc thù giúp người sử dụng không bị bỏng nhiệt khi cầm lên loa phun chữa cháy bằng bình khí CO2.

Vòi dây loa phun của bình chữa cháy bột khô thì đơn giản hơn chỉ là một ống dẫn chắc chắn bằng xifong hoặc cao su nhằm mục đích dẫn chất bột và khí trơ trong bình phun vào đám cháy.

Vòi phun súng phun bình chữa cháy xe đẩy 35kg
Vòi phun súng phun bình chữa cháy xe đẩy 35kg

Đối với bình chữa cháy xe đẩy 35kg thì hệ thống vòi phun sẽ lớn hơn và đầu vòi sẽ là súng phun được thiết kế chắc chắn cho mỗi lần phun.

Súng phun bình chữa cháy xe đẩy 35kg
Súng phun bình chữa cháy xe đẩy 35kg

Để nhận báo giá các loại loa vòi phun bình chữa cháy CO2 và bột BC ABC cũng như bình xe đẩy, các bạn vui lòng liên hệ sđt tư vấn của HTH nhé. Sản phẩm bên mình bảo hành 12 tháng, có chiết khấu cho các đại lý mua sỉ và ship hàng COD tận nơi nhé.

Van đầu xả bình chữa cháy

Van đầu xả bình chữa cháy post image

Nạp sạc bơm bình chữa cháy

HTH phân phối van xả bình chữa cháy chuyên dụng dành cho các loại bình bột BC, ABC có ký hiệu là MFZ, MFZL, bình khí CO2 với ác trọng lượng khác nhau MT2, MT3, MT5 và các bình F4 F8…

van đầu xả bình chữa cháy Hà Nội
van đầu xả bình chữa cháy Hà Nội

Các sản phẩm do HTH phân phối đều có đầy đủ giấy tờ chứng nhận đạt tiêu chuẩn thiết bị PCCC cũng như được dán tem kiểm định của cục PCCC, ngoài ra HTH còn có chế độ bảo hành từ 12 – 24 tháng với các thiết bị PCCC mà HTH bán ra. kể cả các phụ kiện bình chữa cháy thông thường.

Van đầu bình chữa cháy bột
Van đầu bình chữa cháy bột

Cấu tạo cụm van đầu xả bình chữa cháy bột thường khác bình chữa cháy khí CO2 ở chỗ có thêm đồng hồ đo áp suất có trong bình. Còn lại thì cấu tạo các bộ phận còn lại có thể nói là tương đồng nhau.

Van bình chữa cháy
Van bình chữa cháy

Chất liệu cấu tạo cụm van đầu xả của bình chữa cháy khí CO2 và bình bột thường được làm bằng hợp kim chống gỉ hoặc bằng hợp kim đồng. Được thiết kế đồng bộ và chắc chắn với tay cầm và đầy đủ nắp và chốt kẹp chì cùng đồng hồ đo áp suất của bình bột chữa cháy.

Van xả bình chữa cháy bột
Van xả bình chữa cháy bột

Cụm van xả bình chữa cháy tại HTH được chúng tôi sản xuất ngay tại Việt Nam nên tất cả sản phẩm đều có bảo hành cùng bảo đảm chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng.

Van đầu xả bình chữa cháy TPHCM
Van đầu xả bình chữa cháy TPHCM

Van xả đầu bình chữa cháy HTH mua tại đại lý TPHCM và Hà Nội của chúng tôi cam kết hàng chính hãng Việt Nam có bảo hành đầy đủ, chiết khấu cao dành cho khách hàng mua sỉ. Sản phẩm thiết kế đồng bộ, tay cần, bóp không lỏng lẻo như sản phẩm Trung Quốc, bóp rất chắc tay, chốt kẹp chắc chắn không lo bị mất khí khi gắn vào bình.

Nạp sạc bơm bình chữa cháy
Nạp sạc bơm bình chữa cháy

Đồng hồ đo áp suất trên cụm van xả của bình chữa cháy bột được thiết kế đồng bộ như hình trên bao gồm 3 vạch màu chính hiển thị rõ ràng chỉ:

  • Màu vàng: áp suất trong bình vượt quá mức quy định an toàn.
  • Màu xanh: áp suất ổn định, mức hoạt động tốt nhất dành cho bình chữa cháy.
  • Màu đỏ: áp suất yếu cần tiến hành nạp sạc lại bình chữa cháy để có thể tiến hành sử dụng lại bình thường.

Thành phần có trong bột của bình chữa cháy ?

bình chữa cháy

Bình chữa cháy dạng bột rất được nhiều hộ dân công ty ưa dùng, trang bị nhờ vào khả năng có thể dập tắt nhanh những đám cháy từ chất rắn, lỏng, khí và đặc biệt là những đám cháy bắt nguồn từ điện, tùy vào những loại bình chữa cháy sẽ có thể dập tắt các loại đám cháy lớn nhỏ khác nhau.

bình chữa cháy được kiểm định

Một vài bình chữa cháy có tem kiểm định thông dụng nhất mà bạn có thể lựa chọn trên thị trường do tập đoàn HTH phân phôi hiện nay:

Bình bột chữa cháy xách tay ABC loại 4kg (ký hiệu: Samwoo MFZL4 ABC)

– Lượng nạp: 4kg

– Áp suất nạp: 1,2 MPa

– Khả năng chữa cháy: 2A; 55B; C

Bình bột chữa cháy xách tay BC loại 4kg (ký hiệu: Samwoo MFZ4 BC)

– Lượng nạp: 4kg

– Áp suất nạp: 1,2 MPa

– Khả năng chữa cháy: 55B; C

Bình bột chữa cháy xách tay ABC loại 8kg (ký hiệu: Samwoo MFZL8 ABC)

– Lượng nạp: 8kg

– Áp suất nạp: 1,2 MPa

– Khả năng chữa cháy: 4A; 89B; C

Bình bột chữa cháy xách tay BC loại 8kg (ký hiệu: Samwoo MFZ8 BC)

– Lượng nạp: 8kg

– Áp suất nạp: 1,2 MPa

– Khả năng chữa cháy: 89B; C

Bình chữa cháy có ký hiệu ABC có thể dùng để dập tắt các dám cháy rắn, lỏng, khí… bộ này không độc, ko dẫn điện lại có hiệu quả rất cao, tuy nhiên khác với bình CO2 bình bột không thể xịt trực tiếp lên thiết bị linh kiện điện tử hay những đồ dễ bị hư hỏng khác.

Binh Chua Chay Gia Re
Bình Chữa Cháy Giá Rẻ Nhất Thị Trường

Hiện nay trên thị trường có 2 loại bình chữa cháy dạng bột mà ta có thể dễ dàng bắt gặp:

– Loại bình có khí đẩy được cho riêng thường để ở trong bình bột vd bình MF và ngoài bình bột OPX.

– Loại nạp trực tiếp khí đẩy vào bình bột. Bình chữa cháy MFZ

Hiện nay trên thị trường đang rất chuộng bình MFZ nhờ vào tính cơ động, gọn nhẹ, chất lượng tốt mà giá cả lại rất phải chăng.

Khí nén trong bình chữa cháy thường là khí N2, CO2… những loại khí này thường là khí trơ không gây cháy và đặc biệt là không dẫn điện dưới 50V…

Bột trong bình thường được ký hiệu bên ngoài bình như ABC, BC, AB thường chứa  80% NaHCO3.

Bột này khi tác dụng với đám cháy  sẽ sản sinh ra khí CO2 làm tắt đám cháy nhanh theo phương trình: NaHCO3 -> Na2CO3 + CO2 + H2O.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy

Cách sử dụng: 

– Thường đối với bình xách tay cần xóc vài lần, nhất là đối với những bình để khí và bột chung với nhau như bình chữa cháy MFZ sau đó mới rút chốt kẹp chì và tiến hành phun vào đám cháy.

– Đối với những bình xe đẩy thì chỉ cần đẩy đến đám cháy và phun trực tiếp

Cần lưu ý hướng gió và khoảng cách an toàn giữa người và đám cháy khi phun, tốt nhất là từ 1,5m trở lên.

Báo giá nạp sạc bơm bình chữa cháy HTH tại TPHCM Hà Nội

Báo giá nạp sạc bơm bình chữa cháy HTH tại TPHCM Hà Nội post image

Nạp sạc bơm bình chữa cháy

HTH với hệ thống đại lý, nhà máy trải rộng khắp toàn quốc, chúng tôi nhận nạp sạc bình chữa cháy (bơm bình chữa cháy) với giá thành cạnh tranh nhất.

Với hệ thống má móc trang thiết bị hiện đại đạt đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật của PCCC, chúng tôi cam kết nạp sạc bình PCCC tại HTH là an toàn và đảm bảo nhất với đầy đủ team chứng nhận của cục PCCC CN&CH. Ngoài ra sau bảo trì chúng tôi cam kết bảo hành 6 – 12 tháng để bảo đảm sự an tâm cao nhất cho quý khách trong quá trình sử dụng.

Đặc biệt nhất đến với bình chữa cháy HTH bạn sẽ được ưu đãi mức giá tốt nhất và giảm càng cao nếu nạp sạc bình với số lượng lớn. Một số dịch vụ khác của chúng tôi:

Đổi bình cứu hỏa cũ lấy bình cứu hỏa mới

https://binhcuuhoa.vn/blog/doi-binh-cuu-hoa-cu-lay-binh-cuu-hoa-moi/embed/#?secret=khiygmUpAO

Cách nhận biết bình chữa cháy cần bơm – nạp – sạc lại:

Vấn đề này trước đây chúng tôi đã từng nói qua, bạn có thể xem thêm tại các bài viết chi tiết sau:

Quy trình nạp bình bột chữa cháy
Quy trình nạp bình bột chữa cháy

Bình chữa cháy cũng như bất kỳ vật dụng nào đều có hạn sử dụng, rất nhiều trường hợp để bình qua nhiều năm không sử dụng khiến bình xuống cấp và không thể sử dụng được lúc cần thiết. Một trong những đặc diểm dễ nhận biết cũng như cần phải quan tâm để có thể thay thế bình khi cần thiết:

  • Đối với bình chữa cháy khí CO2 nếu qua một thời gian dài không sử dụng thì khí CO2 trong bình sẽ thất thoát, loa vòi phun có thể bị hỏng hóc, xuống cấp.
  • Đối với bình chữa cháy bột BC, ABC thì khi quá hạn sử dụng các chất trong bình sẽ xuống cấp và sau đó không thể phát huy tác dụng khi quá hạn sử dụng gây nguy hiểm cao, ngoài ra trong bình bột còn có chất khí trơ được trộn lẫn, khi bình hết hạn sẽ mất đi tác dụng phun bột chữa cháy ra ngoài khi đó sẽ vô cùng nguy hiểm khi phát sinh đám cháy.
Máy móc nạp sạc bình chữa cháy
Máy móc nạp sạc bình chữa cháy

Dưới đây chúng tôi xin nêu sơ lược qua một số điểm mà các bạn cần lưu ý và cũng là đặc điểm nhận biết để có thể nạp sạc bình chữa cháy đúng thời hạn:

  • Bình chữa cháy khí CO2 để nhận biết thời điểm cần nạp sạc lại chuẩn xác nhất có thể sử dụng phương pháp cân và so sánh với thông số kỹ thuật của bình để có thể có so sánh chuẩn nhất.
  • Đối với bình bột chữa cháy thì việc này đơn giản hơn nhờ vào cách xem đồng hồ bình chữa cháy để có thể nhận biết được lượng chất chữa cháy cũng như khí trơ còn lại trong bình để có thể nạp bình chữa cháy đúng thời điểm tránh lãng phí không cần thiết.

Quy trình nạp sạc bơm bình chữa cháy tại HTH

  • Bước đầu chúng tôi sẽ tiếp nhận bình chữa cháy từ quý khách hàng.
  • Bước 2: đánh giá kiểm tra phân loại chất chữa cháy bên trong và kiểm tra vỏ bình cũng như các phụ kiện bên ngoài.
  • Bước 3: thông báo tình trạng và báo giá cho khách hàng chi phí nạp sạc lại bình chữa cháy và chi phí thay thế phụ kiện bình chữa cháy nếu có hư hỏng.
  • Bước 4: tiến hành tháo rời và đưa bình vào máy chuyên dụng để loại bỏ hết tất cả các chất chữa cháy cũ cũng như dị vật khỏi bình.
  • Bước 5: tiến hành bơm lại chất chữa cháy, Chi tiết quá trình nạp, sạc lại bình chữa cháy bột
  • Bước 6: kiểm tra lại áp suất, cũng như ngoại hình của bình, kiểm định chất lượng lần cuối và bàn giao bình lại cho khách hàng.

Đặc biệt nhất HTH nhận kiểm tra hoàn toàn miễn phí bình chữa cháy khí CO2 và bình bột BC, ABC cho khách hàng khi mang đển đại lý của chúng tôi. khi đem đến các đai lý của HTH tại TPHCM và Hà nội.

Bảng báo giá nạp sạc bình chữa cháy

Tên Bình Chữa Cháy Ký Hiệu
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bằng bột BC 1kg   MFZ1
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bằng bột BC 2kg     MFZ2
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bằng bột BC 4kg    MFZ4 
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bằng bột BC 8kg     MFZ8
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bằng bột BC 35kg    MFZ35
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bằng bột ABC 4kg   MFZ4
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bằng bột ABC 8kg   MFZ8
Nạp sạc bơm bình chữa cháy tự động bằng bột BC 6kg   XZFTB6
Nạp sạc bơm bình chữa cháy tự động bằng bột BC 8kg   XZFTB8
Nạp sạc bơm bình chữa cháy CO2 MT3
Nạp sạc bơm bình chữa cháy CO2  5kg MT5 
Nạp sạc bơm bình chữa cháy CO2 24kg MT24
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bột Foam mini 500ml
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bột Foam mini 1000ml
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bột Foam 9L
Nạp sạc bơm bình chữa cháy bột Foam 50L
Nạp sạc bơm dung dịch bọt Foam chữa cháy AFFF

Để nhận báo giá nạp sạc bơm bình chữa cháy tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng vui lòng liên hệ theo HOTLINE của HTH để có thể nhận được giá thành ưu đãi nhất.

Quy trình nạp bình bột chữa cháy
Máy tự động phun bột chữa cháy vào trong bình theo tiêu chuẩn định lượng

Nạp sạc bình chữa cháy tại TPHCM

Để nạp sạc bình chữa cháy tại TPHCM bạn có thể đến địa chỉ: 62 Đường Số 9, Phường 16, Gò Vấp, Hồ Chí Minh hoặc liên hệ Hotline: 088 99 66 114 – 090 8678 114

HTH nhận nạp sạc bình chữa cháy tại Gò Vấp, Quận 1, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận 10, Quận 12, Quận 9, Quận 3, Quận 2, Quận 6, Quận 1, Quận 7, Quận 4. Với đội ngũ nhân viên đông đảo, chúng tôi nhận nạp sạc bình trên tất cả các quận, giao và nhận bình tận nơi với chi phí và thời gian tốt nhất dành cho quý khách hàng.

Nạp sạc bình chữa cháy tại Hà Nội

Để có thể nạp sạc bình chữa cháy nhanh nhất tại Hà Nội bạn có thể đến địa chỉ Số 68 Yên Lãng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội, hoặc liên hệ Hotline: 0906 152 911 – 0966 886 114

Chế độ sau nạp sạc bảo trì của HTH cũng rất tốt đáp ứng quy định về nạp bình chữa cháy, sau bảo trì nạp sạc chúng tôi sẽ dán tem bảo hành, bảo đảm sau quá trình bình hoạt động một cách tốt, ổn định nhất.

Hộp, tủ, kệ đựng bình chữa cháy

Hộp, tủ, kệ đựng bình chữa cháy post image

Tủ chữa cháy trong nhà 2 cuộn vòi

Việc bảo quản bình chữa cháy cũng như các thiết bị PCCC khác như cuộn vòi, van, vòi, rìu chữa cháy… là điều rất được quan tâm. Thông thường để có thể cất gọn gàng những thiết bị trên và để có thể bảo quản chúng khỏi những nguy cơ đến từ va chạm, ảnh hưởng của môi trường hay mất trộm thì hộp, tủ đựng bình chữa cháy là giải pháp tốt nhất. Nếu chỉ đơn thuần là để bình chữa cháy lên cao tiết kiệm diện tích đi lại và không bị đổ khi va chạm thì bạn có thể mua đai, giá treo bình chữa cháy là một giải pháp tuyệt vời. Bài viết sau chúng tôi sẽ đề cập chi tiết các sản phẩm trên. Hiện tất cả các sản phẩm trên đang được bán tại các đại lý của bình chữa cháy HTH:

Tủ chữa cháy

Tủ chữa cháy hay còn gọi là hộp đựng bình chữa cháy thường được thiết kế bằng tôn có nắp kính có thể nhìn xuyên qua. Bên ngoài sơn tĩnh điện màu đỏ nổi bật và phù hợp với môi trường khí hậu tại Việt Nam. Có 4 loại tủ chữa cháy thông dụng nhất, bao gồm:

  • Tủ đựng bình chữa cháy ngoài trời.
  • Tủ dựng bình chữa cháy trong nhà.
    • Tủ đựng bình chữa cháy âm tường.
    • Tủ dựng bình chữa cháy vách tường.
  • Tủ đựng bình chữa cháy inox 304.

Thông thường hộp đựng bình chữa cháy thường được sử dụng tại nơi công sở, khu chung cư, trường học, bệnh viện, công trường, nhà máy…. và tất nhiên chúng thường được thiết kế với các kích thước khác nhau để có thể phù hợp nhất với nơi đặt và ý đồ bố trí của người sử dụng.

Thùng đựng bình chữa cháy
Thùng đựng bình chữa cháy

Dưới đây là một số kích thước thông dụng của tủ chữa cháynull

  • Tủ PCCC trong nhà (40 x 60 x 22) cm. Sản xuất tại Việt Nam.
  • Tủ PCCC trong nhà (40 x65 x 22) cm. Sản xuất tại Việt Nam.
  • Tủ PCCC trong nhà (45 x 65 x 22) cm. Sản xuất tại Việt Nam.
  • Tủ PCCC trong nhà (50 x70 x 22) cm. Sản xuất tại Việt Nam.
  • Tủ PCCC trong nhà (50 x70 x 20) cm. Sản xuất tại Việt Nam.
  • Tủ PCCC ngoài trời (90 x 75 x 25) cm. Sản xuất tại Việt Nam.
  • Ngoài ra HTH còn cung cấp các mẫu tủ sản xuất riêng theo yêu cầu hoặc dành riêng cho các mẫu bình chữa cháy có kích thước lớn.
mua tủ đựng bình chữa cháy TPHCM
Mua tủ đựng bình chữa cháy TPHCM

Tất cả các tủ, hộp đựng bình chữa cháy đều được sản xuất tại xưởng của HTH, và cam kết đảm bảo 100% tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy tại Việt Nam.

  • Đối với hộp đựng bình chữa cháy trong nhà đạt cấp độ bảo vệ IP3X và ngoài trời là IP52.
  • Độ dày của tôn làm tủ chữa cháy giao động từ 0,8 ~ 2,0 mm tùy loại và tùy kích thước.
  • Độ dày của kính lắp ở mặt trước cánh cửa tủ từ 3,0 ~ 5,0 mm tùy loại và tùy kích thước tủ.
  • Vật liệu sản xuất thường là inox 304 hoặc tôn bên ngoài đều được phủ một lớp sơn tĩnh điện màu đỏ. (inox 304 không sơn)
  • Tủ chữa cháy ngoài trời được thiết kế thêm mái che, chân đế chắc chắn có khả năng tương thích cao nhất với môi trường nhiệt đới tại Việt Nam, giảm thiểu sự ăn mòn và cho tuổi thọ dài lâu.

Báo giá hộp đựng bình chữa cháy

Nhờ có xưởng sản xuất riêng nên HTH luôn chủ động nguồn hàng và có thể cam kết báo giá hộp đựng bình chữa cháy của chúng tôi là rẻ và cạnh tranh nhất. Đặc biệt có chiết khấu cực cao dành cho khách hàng là đại lý muốn mua sỉ. Ngoài ra chúng tôi có thể sản xuất theo thiết kế + kích thước riêng do đối tác cung cấp, giao hàng trong thời gian nhanh nhất.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu mua tủ đựng bình chữa cháy có thể đến 2 đại lý đăt tại TPHCM và Hà Nội hoặc liên hệ hotline của HTH chúng tôi sẵn sàng phục vụ quý khách hàng dù là ở bất kỳ đâu trên tổ quốc với hệ thống giao hàng nhanh tận nhà.

Kệ đựng bình chữa cháy

Kệ để bình chữa cháy giúp cho bình được cất gọn gàng hơn tránh va chạm cũng như hư hỏng không đáng có khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường ẩm ướt của nền đất. Kệ được thiết kế với 4 chân vững chãi, làm bẳng tôn hoặc inox 304 được sơn tĩnh điện màu đỏ, trên thân trước của kệ đựng bình chữa cháy thường in chữ PCCC kèm số điện thoại khẩn 114.

Kệ đựng bình chữa cháy
Kệ đựng bình chữa cháy

Khi mua kệ đựng bình chữa cháy tại HTH bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Vì HTH chủ động trong việc đầu tư xưởng sản xuất nên giá thành luôn tốt và chất lượng ổn định nhất. Ngoài ra chúng tôi còn có chương trình chiết khấu thêm dành cho đại lý hoặc người mua sỉ.

Kệ đơn để bình chữa cháy
Kệ đơn để bình chữa cháy

Một số mẫu kệ để bình chữa cháy hiện chúng tôi đang kinh doanh bao gồm:

  • Kệ để 3 bình chữa cháy.
  • Kệ đôi để 2 bình chữa cháy.
  • Kệ đơn để bình chữa cháy.
  • Kệ nhựa để bình chữa cháy.
kệ đôi để bình chữa cháy
kệ đôi để bình chữa cháy

Để nhận báo giá kệ đựng bình chữa cháy bạn có thể liên hệ ngay với nhân viên tư vấn của chúng tôi tại Hà Nội – Hotline: 0906 152 911 – 0966 886 114, tại TPHCM Hotline: 088 99 66 114 – 090 8678 114

Đai treo, giá treo bình chữa cháy

Đai treo bình chữa cháy hay giá treo bình chữa cháy là thiết bị đơn giản, gọn gàng nhất giúp bình có thể được để gọn gàng, ngăn nắp hơn tránh tối đa va chạm. Bình khi được treo lên cao sẽ không bị đổ hay ảnh hưởng bởi môi trường ẩm ướt khi để dưới nền đất, cũng như dễ dàng lấy hơn khi hỏa hoạn xảy ra.

Giá treo bình chữa cháy
Giá treo bình chữa cháy

Đai treo bình chữa cháy được thiết kế vớ chốt khóa an toàn dễ sử dụng, đặc biệt khả năng chịu lực rất cao có thể chịu sức năng , có giá treo được thiết kế dành riêng cho bình chữa cháy khí CO2 (đây là loại bình cần được bảo quản kỹ càng cẩn thận, tránh tối đa va chạm.)

Đai treo bình chữa cháy
Đai treo bình chữa cháy

Việc lắ đặt giá treo bình chữa cháy cũng khá đơn giản khi chỉ cần khoan 3 lỗ tương ứng với trên giá treo và bắt vít cùng tắc kê vào để cố định giá treo.

Bảng nội quy tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy 2019 CHUẨN

Bảng nội quy tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy 2019 CHUẨN post image

bảng nội quy phòng cháy chữa cháy

Bảng nội quy tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở rất nhiều nơi, từ nơi công cộng, doanh nghiệp, công ty, nhà hàng, khách sạn… bộ nội quy, tiêu lệnh pccc là một trong những thiết bị pccc quan trọng giúp nâng cao ý thức của mọi người và giúp cảnh báo, đề phòng những nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào.

Theo quy định những nơi tập trung đông người, khu dân cư, văn phòng ngoài bình chữa cháy thì bảng nội quy tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy là một trong những thiết bị PCCC bắt buộc phải trang bị nhằm nâng cao ý thức về phòng chống cháy nổ.

bảng nội quy phòng cháy chữa cháy
bảng nội quy phòng cháy chữa cháy

Theo quy định của BCA và cục PCCC & CNCH các địa điểm tập trung đông người ( theo mức quy định từ 10 người trở lên) bắt buộc phải treo và có đầy đủ bộ nội quy tiêu lệnh PCCC và những thiết bị PCCC chuyên dụng khác như bình chữa cháy…

bảng nội quy tiêu lệnh pccc
bảng nội quy tiêu lệnh pccc

Bảng tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy

Tiêu lệnh chữa cháy tiếng anh là gì ? Trong tiếng anh tiêu lệnh chữa cháy có nghĩa là Rule of fire fighting.

bảng tiêu lệnh chữa cháy
bảng tiêu lệnh chữa cháy

Bộ tiêu lệnh pccc quy định nội dung gì ?

Bộ tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy bao gồm những quy định một cách trực quan nhất về an toàn phòng chống cháy nổ. Trong đó gồm những chỉ dẫn một cách đơn giản dễ hiểu nhất các thao tác giữ an toàn cho bản thân và khống chế ngọn lửa khi có hỏa hoạn. Thông thường nhất bộ tiêu lệnh chữa cháy gồm có 2 miếng dán ở những nơi dễ quan sát và có nhiều người qua lại.

bảng cấm lửa tiêu lệnh pccc
bảng cấm lửa tiêu lệnh pccc

Tiêu lệnh chữa cháy gồm mấy bước ?

Bảng tiêu lệnh chữa cháy theo đúng quy chuẩn 2019 mới nhất sẽ có 4 bước. Bao gồm

Bước 1: Cần tiến hành báo động và thông báo cho mọi người xung quanh sơ tán hoặc tham gia chữa cháy. Sử dụng nút bấm báo cháy nếu được trang bị.

Bước 2: Tiến hành cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy để tránh xảy ra chập điện hoặc những nguy cơ về điện giật khi đám cháy xảy ra.

Bước 3: cùng những người xung quanh sử dụng bình chữa cháy, nước… những dụng cụ chữa cháy để dập những đám cháy nhỏ có thể kiểm soát được. Bạn có thể xem thêm thông tin về bình chữa cháy tại đây fire extinguisher.

Bước 4: Điện thoại đến số 114 đến cục phòng cháy chữa cháy để đội chữa cháy chuyên nghiệp đến dập lửa và tham gia cứu nạn cứu hộ.

bảng cấm hút thuốc tiêu lệnh pccc
Bảng cấm hút thuốc tiêu lệnh pccc

Kích thước bảng tiêu lệnh chữa cháy

Thông thường bảng tiêu lệnh chữa cháy được thiết kế với hình ảnh trực quan, chữ màu vàng hoặc tráng trên nền đỏ. Và tùy theo những mẫu thiết kế mà bảng tiêu lệnh chữa cháy sẽ có những kích thước khác nhau. Tuy nhiên kích thước tiêu chuẩn bảng tiêu lệnh chữa cháy thông dụng nhất như sau:

  • Kích thước tiêu chuẩn của bảng tiêu lệnh chữa cháy là 44cm x 32cm
  • Bảng cấm lửa: 40cm x 18cm
  • Cấm hút thuốc:40cm x 18cm
Bảng cấm hút thuốc tiêu lệnh pccc
Bảng cấm hút thuốc tiêu lệnh pccc

Cách treo tiêu lệnh pccc

Theo quy định dán tiêu lệnh PCCC ở những nơi có nhiều người qua lại, độ cao vừa phải, dễ quan sát. Và quan trọng nhất cần quan tâm cách bố trí tiêu lệnh PCCC gần với bảng nội quy, chuông báo cháy và bình chữa cháy.

Cách gắn tiêu lệnh PCCC rất đơn giản, đối với bảng tiêu lệnh mua tại HTH chúng tôi sẽ đính sẵn keo dán 2 mặt chuyên bám tường bạn chỉ việc lột lớp phủ, sau đó chọn bề mặt tường và đính lên. Đối với một số bảng tiêu lệnh khác bạn có thể bắt vít 4 góc hoặc sử dụng keo dính chuyên dụng để cố định bảng lên tường.

Tiêu lệnh chữa cháy vector

Link download tiêu lệnh chữa cháy vector [Mediafire]

Bảng tiêu lệnh pccc mua ở đâu ?

Bạn có thể mua bảng tiêu lệnh PCCC ở 2 đại lý của HTH tại thành phố lớn Hà Nội và TPHCM qua các địa chỉ sau:

Bảng tiêu lệnh chữa cháy tại Hà Nội

Số 68 Yên Lãng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0906 152 911 – 0966 886 114

Bảng tiêu lệnh chữa cháy tại TPHCM

62 Đường Số 9, Phường 16, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Hotline: 088 99 66 114 – 090 8678 114

Bộ nội quy phòng cháy chữa cháy

Nội quy phòng cháy chữa cháy tiếng anh là gì? Trong tiếng anh nội quy phòng cháy chữa cháy có nghĩa là Fire Regulations/Regulation of fire and fighting.

bảng nội quy pccc
bảng nội quy pccc

Bảng nội quy PCCC không thể thiếu khi được ưu tiên đi kèm với bảng tiêu lệnh. Bảng nội quy PCCC được thiết kế nổi bật in chữ trắng hoặc vàng trên nền đỏ. Bảng nội quy ghi rõ 8 điều cần lưu ý trong phòng cháy chữa cháy. Sản phẩm khi mua tại HTH có sẵn băng dính khổ lớn ở mặt sau để dễ dàng ghim lên tường.

bảng nội quy phòng cháy chữa cháy
bảng nội quy phòng cháy chữa cháy

Dưới đây chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn 8 điều trong bảng nội quy phòng cháy chữa cháy 2019 mới nhất theo đúng quy chuẩn hiện hành.

Điều 1: Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên Công ty kể cả khách hàng đến công tác tại Công ty.
Điều 2: Cấm không sử dụng lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất, dùng dây đồng, dây bạc thay cầu trì, dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện, để các chất cháy gần cầu chì, bảng điện và trên dây dẫn điện.
Điều 3: Sắp xếp trật tự vật tư hàng hoá trong kho, khu vực sản xuất gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái nhà, xa tường để tiện việc kiểm tra hàng hoá và cứu chữa khi cần thiết. Khi sử dụng xăng công nghiệp, hoá chất phải thật cẩn thận, tuân theo hướng dẫn sử dụng.
Điều 4: Khi xuất nhập hàng hoá xe không được nổ máy trong kho nơi sản xuất và khi đậu xe, phải hướng đầu xe ra ngoài.
Điều 5: Không để các chướng ngại vật trên lối đi lại.
Điều 6: Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, không được sử dụng vào việc khác.
Điều 7: Ai thực hiện tốt qui định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ mà xử lý từ cảnh cáo đến thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để truy tố trước pháp luật.
Điều 8: Nội qui này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ngoài những nội quy trên bạn cũng cần chú ý về số lượng bình chữa cháy và cách bố trí bình chữa cháy để mang lại hiệu quả phòng chống cháy nổ tốt nhất.

Kích thước bảng nội quy PCCC

Theo quy định mới nhất 1 bảng nội quy pccc đúng chuẩn cần có kích thước 32cm x 44cm.

Mẫu nội quy phòng cháy chữa cháy

Dưới đây là mẫu nội quy PCCC hiện đang được bán tại HTH

Ngoài những sản phẩm trên hiện HTH còn cung cấp bảng nội quy tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy bằng mica, bảo đảm bền bỉ, sáng bóng với thời gian. Quý khách có nhu cầu đặt mua vui lòng liên hệ với tư vấn viên của chúng tôi.

Mẫu bình khí CO2 thuỷ sinh sắp được tung ra thị trường

bình co2 thủy sinh

bình co2 thủy sinht tại HTH

HTH_PCCC hé lộ thông tin những ngày sắp tới sẽ tung ra thị trường một dòng sản phẩm mới bình khí co2 thuỷ sinh. Tuy nhiên về khí co2 thì không có gì khác so với các loại bình khí co2 thông thường. Nhưng một điều lý thú ở đây là công ty tự thiết kế thêm phụ kiện giúp người sử dụng thuận tiện hơn. Nói chung, về hình thức thì không có gì khác so với các mẫu khác trên thị trường ngoài màu sắc, phụ kiện và tính năng sử dụng của bình khí co2 thuỷ sinh tại đây.

Xem thêm: bảng giá bình chữa cháy

bình co2 thủy sinht tại HTH
bình co2 thủy sinht tại HTH

Bình thủy sinh CO2 là loại bình thường được sử dụng trong những bể cá, bể thủy sinh nhân tạo. Dựa trên nhu cầu sử dụng, chơi cá cảnh, cá, tép phong thủy ngày càng nhiều. Giá thành của mỗi bể có thể giao động từ vài triệu đến thậm chí cả tỷ đồng chính vì vậy. Một bình khí CO2 thủy sinh chất lượng là điều mà mọi người luôn mong đợi.

Khi có được một bình khí CO2 thủy sinh chất lượng của HTH thì có nghĩa là bạn đã có được một luồng khí CO2 chất lượng thiết yếu cho thực vật trong hồ thủy sinh của bạn có thể thực hiện quang hợp một cách tốt nhất. Bỏ qua nỗi lo lắng cháy nổ khi sử dụng những bình thủy sinh kém chất lượng.

=> Dưới đây là hình ảnh minh hoạ của bình khí co2 thuỷ sinh mà HTH_PCCC sắp tung ra thị trường.

Mẫu bình khí CO2 thủy sinh sắp được tung ra thị trường
Mẫu bình khí CO2 thủy sinh sắp được tung ra thị trường

Tại sao lại cần bình thủy sinh khí CO2 cho bể cá ?

– CO2 rất cần cho quá trình quang hợp của cây thủy sinh, lượng khí này ảnh hưởng đến độ pH của nước.
– CO2 trong bình thủy sinh là lượng CO2 không lẫn tạp chất rất tốt cho thủy sinh quang hợp.
– CO2 hòa tan có sẵn trong nước thường không đủ cho cây thủy sinh, dễ dẫn đến hiện tượng chậm phát triển héo úa và chết.
– Đối với hệ thống tự động cung cấp đẩy đủ khí CO2 cho bể 24/24 bảo đảm cho thủy sinh trong bể phát triển tốt nhất.

lắp đặt bình co2 thủy sinh
lắp đặt bình co2 thủy sinh

Trên thị trường có rất nhiều khách hàng đang tìm hiểu về loại bình khí thuỷ sinh có kiểu dáng như hình trên. Bởi vì kết cấu của bình đầy đủ đồng hồ, van tổng,…giúp người sử dụng dễ dàng điều chỉnh lượng khí ra bể theo nhu cầu của người sử dụng. Mọi tính toán thiết lập lên sản phẩm mới này hướng đến mục đích sử dụng của khách hàng tốt hơn so với bình thường.

Giá nạp bình Co2 thủy sinh

Bình thủy sinh CO2 đuọc sử dụng rấ nhiều trong bể hoặc hồ cá nhân tạo. Chính vì vậy hiện nhu cầu mua bán, sử dụng bình khí co2 thủy sinh khá cao. HTH luôn tự hào là nhà cung cấp những bình có giá cả cạnh tranh nhất trên thi trường.

Bạn có thể xem qua bảng giá bình khí CO2 thủy sinh của chúng tôi bằng cách liên hệ với nhân viên tư vấn.

bình khí CO2 thủy sinh giá rẻ
bình khí CO2 thủy sinh giá rẻ

Đối với một bể thủy sinh có thể phát triển khỏe mạnh và tốt. Đó chính là được cung cấp đầy đủ ánh sáng và chất lượng nước tốt nhất. Để đánh giá chất lượng nước người ta thường đo nồng độ pH, CO2, độ cứng và nhiệt độ của nước. Khi những yêu cầu trên được đáp ứng thì quá trình quang hợp của cây thủy sinh mới diễn ra một cách tốt nhất.

bình khí CO2 thủy sinh giá rẻ
bình khí CO2 thủy sinh giá rẻ

Bình CO2 thủy sinh hay một số nơi còn gọi là máy tạo CO2 thủy sinh, hệ thống cung cấp CO2 giúp tạo ra bọt khi CO2 trong hồ. Ngoài cách sử dụng bình khí CO2 nén một số người chơi còn tự chế hệ thống bình CO2 mini với quy mô nhỏ bằng cách sử dụng phản ứng lên men.

bình khí CO2 thủy sinh giá rẻ
bình khí CO2 thủy sinh giá rẻ

Có 3 hệ thống CO2 dành cho hồ thủy sinh mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhất:

– Hệ thống CO2 điều khiển bằng tay (Bình CO2 tự chế)
– Hệ thống CO2 bán tự động.
– Hệ thống CO2 tự động.

HTH cung cấp những bình khí CO2, bình chữa cháy được kiểm định nên chất lượng, độ ổn định luôn đạt chất lượng cao nhất, bảo đảm cho hồ thủy sinh hoạt động một cách tốt nhất và đặc biệt là tránh được những nguy cơ không hay cho người sử dụng.

Cách chỉnh bình CO2 thủy sinh

Hiện nay cách tốt nhất để giữ lượng khí CO2 trong bể luôn ở mức ổn định chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng cách loại timer cơ, điện tử. Van điện CO2 để điều chỉnh việc ngắt xả khí CO2 dựa trên dòng điện.

Bình CO2 thủy sinh có nguy hiểm không ?

Bình CO2 thủy sinh không hề nguy hiểm vì thông thường bình CO2 thủy sinh có đến 2 van giảm áp cùng đồng hồ đo áp suất cùng với thiết kế rất an toàn. Tuy nhiên bạn cần đến những cửa hàng uy tín như HTH để mua những sản phẩm chính hãng được dán tem kiểm định từ BCA để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Áp suất trong bình CO2 thường từ 50kg/cm2 chính vì thế khi bạn mua phải những van giảm áp kém chất lượng có thể kéo theo những nguy hiểm cho bản thân và gia đính.

Một chú ý nữa là không nên sử dụng bình CO2 thủy sinh trong phòng kín vì rất có thể sẽ gây ngạt khí, gây nguy hiểm đến cho bạn và bể thủy sinh của bạn

Bình CO2 thủy sinh có nổ không ?

Bình CO2 thủy sinh thường được thiết kế rất chắc chắn có thể chịu được áp suất rất lớn nên việc khiến bình nổ trong điều kiện bình thường là điều gần như không thể. Tuy nhiên cần tuân thủ những hướng dẫn đến từ nhà sản xuất như không nên để va đập bình, không để bình tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn hơn 60 độ C trong thời gian dài, tiến hành bảo dưỡng bình mỗi 6 tháng – 1 năm kể cả khi không sử dụng.

Bình CO2 thủy sinh dùng được bao lâu ?

Thông thường một bể thủy sinh được trang bị bình CO2 2kg – 3kg. Tùy thuộc vào mức độ CO2 mà bạn bơm vào hồ thì một bình có thể sử dụng trung bình từ 2 – 4 tháng. Khi hết bình bạn hãy đến đại lý của HTH để có thể được nạp lại với chi phí ưu đãi nhất, không tự ý sang chiết hay nạp tại những cơ sở không uy tín gây ảnh hưởng đến chất lượng của bình.

Bình chữa cháy xe đẩy MFZ35 BC Dragon Powder

Bình chữa cháy xe đẩy MFZ35 BC Dragon Powder post image

bình chữa cháy bột Dragon MFZ35 35kg

Bình chữa cháy xe đẩy 35kg MFZ35 BC của hãng Dragon Powder với thiết kế thông minh tiện dụng có khả năng di chuyển nhanh với xe đẩy, vòi phun cao cấp, dài cho khả năng dập lửa tốt ở nhiều vị trí khác nhau.

bình chữa cháy bột Dragon MFZ35 35kg
bình chữa cháy bột Dragon MFZ35 35kg

Trọng lượng của bình chữa cháy bột MFZ35 BC là ~60kg trong đó lượng bột chữa cháy có thể nạp vào bình là 35kg. Bình có thể phun xa đến 8m trong thời gian 20s.

Thông thường Bình chữa cháy xe đẩy MFZ35 BC Dragon Powder thường được sử dụng chữa những đám cháy nhỏ mới phát sinh, những đám cháy thuộc Class B, C trong đó.

  • Class B: phân loại đám cháy từ chất lỏng xăng, dầu…
  • Class C: phân loại đám cháy từ chất khí gas, metan…

Lưu ý: Bình chữa cháy xe đẩy MFZ35 BC Dragon Powder cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát có nhiệt độ thấp hơn 55 độ C, Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trực tiếp của môi trường bên ngoài. Bình có thể chữa cháy những đám cháy điện và có điện thế dưới 1000 V.

Thông số kĩ thuật bình chữa cháy xe đẩy MFZ35 BC Dragon Powder

Thông số kỹ thuật bình chữa cháy bột Dragon MFZ35 35kg
Thông số kỹ thuật bình chữa cháy bột Dragon MFZ35 35kg
Nội dung Thông số
Loại bình Bình cứu hỏa xe đẩy
Xuất xứ Trung Quốc
Chất chữa cháy Bột BC
Khối lượng(Kg) 1
Hiệu quả phun (s) ≥20
Phạm vi phun (m) ≥8
Áp suất vận hành (MPa) 1.2
Kích thước (cm) 60×50×100

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy xe đẩy MFZ35 BC Dragon Powder

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
  • Khi phát hiện đám cháy cần bình tĩnh xử lý tính huống, nếu có khả năng kiểm soát được đám cháy nhanh chóng di chuyển đến nơi để bình chữa cháy.
  • Đẩy xe chữa cháy đến gần đám cháy, kéo chốt hãm chì an toàn của bình, kéo vòi rulo dẫn bột ra hướng vòi chữa cháy vào gốc của ngọn lửa.
  • Kéo van chính trên miệng bình vuông góc mới mặt đất.
  • Tiến hành xịt bình chữa cháy nhớ cần để ý chiều gió.
  • Chỉ dừng lại khí đám cháy đã tắt hoàn toàn.

Xem thêm các bình chữa cháy bột khác đang bán tại HTH

Quy định phòng cháy chữa cháy an toàn đối với nhà cao tầng

Quy định phòng cháy chữa cháy an toàn đối với nhà cao tầng post image

Đối với các khu chung cư, các trung tâm thương mại, công trình công cộng hay các công ty có nhiều tầng thường là nơi tâm trung nhiều người vì thế cần chấp hành đúng các quy định phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn tính mạng con người cũng như giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra.
 

  1. Một số quy định chung:

 
Các loại nhà cao tầng là nhà và công trình có chiều cao từ 25m đến 100m, tương ứng từ 10 tầng đến 30 tầng. ( theo quy định của TCVN 6160:1996).
 
Theo quy định của QCVN 06:2010/BXD thì chiều cao nhà được xác định bằng chiều cao bố trí của tầng trên cùng ( không tính tầng kỹ thuật trên cùng). Chiều cao bố trí tầng xác định bằng khoảng cách từ đường cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của cửa sổ mở trên tường ngoài tầng đó. Tầng nữa hầm được tính là tầng có một nữa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt. Còn tầng hầm là tầng hơn một nữa chiều cao nằm dưới mặt đất đặt công trình theo quy hoạch được duyệt.
 

  1. Quy định phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng:
  2. Quy định về chữa cháy và cứu nạn:
    • Giao thông phục vụ cho công tác chữa cháy:

 

Mặt đường phải có chiều rộng nhỏ nhất là 3,5m cho mỗi làn xe và chiều cao của khoảng không được tính từ mặt đường lên phía trên không nhỏ hơn 4,25m.
 
Cần thiết kế đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng để có thể tiếp cận đến từng căn hộ hoặc gian phòng trên các tầng cao. Khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà từ 8m đến 10m đối với các nhà cao trên 10 tầng. Các vùng có khoảng cách này không cho phép bố trí tường ngăn, đường dây tải điện trên không và trồng cây cao thành hàng.
 
Xem thêm: Quy định cần biết về cách bố trí bình cứu hỏa
 
Các mặt ngoài nhà nơi không có lối vào, nên bố trí các khoảng đất có chiều rộng tối thiểu là 6m và có chiều dài ít nhất là 12m  dùng để đậu xe chữa cháy. Mặt đường giao thông cho các phần diện tích đường giao thông đi qua trần hầm tầng hầm, bể nước ngầm (nếu có)… cần tính toán chính xác khả năng chịu được tải trọng của các loại xe chữa cháy khi hoạt động.
 
Đối với những căn nhà có diện tích xây dựng lớn trên 10.000m2 hay rộng trên 100m cần phải có lối vào cho xe chữa cháy từ mọi phía.

 

  • Thang máy phục vụ chữa cháy và các phương tiện cứu nạn:

 

  • Yêu cầu về thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn:

 
 
 
Theo quy định tại mục 5.14 QCVN 06:2010/BXD thì trong mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao nhỏ hơn 28m cần bố trí thang máy đáp ứng yêu cầu để có thể vận chuyển lựu lượng và phương tiện chữa cháy. Quy định tại mục 4.20 QCVN 06:2010/BXD quy định trong các ga ra ngầm có trên 2 tầng hầm thì trong mỗi khoang cháy phải có ít nhấy làm việc ở chế độ chuyên chở lực lượng chữa cháy.
 
Đối với nhà chung cư, khách sạn, hay các loại nhà khác cao từ trên 25m vá có hơn 50 người ở một tầng phải được trang bị các phương tiện cứu người. Và cần trang bị tối thiểu 1 bộ dụng cụ phá dỡ thông thương như xà beng, cưa tay, búa, kìm cộng lực,… Ngoài ra cần trang bị các phương tiện bảo hộ chống khói và bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy.
 

  • Thang máy chuyên phục vụ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp:

 

Thang máy này được bố trí trong giếng thang đảm bảo các yêu cầu chống cháy và có phòng đệm ngăn cháy trước khi vái thang máy mỗi tầng. Theo quy định tại mục 4.23 QCVN 06:2010 xây dựng thang máy như: giếng thang máy, phòng đệm ngăn cháy, cửa đi ngăn cháy tại phòng đệm, cửa của giếng thang máy phải đảm bảo giới hạn chịu lửa. Phòng đệm có thể thiết kế chung với buồng thang thoát nạn, trong phòng đệm yêu cầu cần có họng chờ cấp nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy.
 
Cabin phải có kích thước chiều rộng nhỏ nhất là 1.100mm, khích thước chiều sâu phải lớn hơn 1.400mm và tại trọng hơn 630kg. Lối vào cabin phải có chiều rộng hơn 800mm. Đối với thang máy được sử dụng để sơ tán người và có sử dụng băng ca hay giường hoặc thang máy chữa cháy có hai lối vào thì tải trọng phải lớn hơn 1.000kg và chiều rộng cabin là 1.100mm, chiều sâu cabin lớn hơn 2.100mm. Lưu ý vật liệu bên trong của cabin là vật liêu không cháy và phải có điện thoại chuyên dụng cho chữa cháy trong cabin thang máy.
 
Ở tầng trệt ( tầng 1) thang máy chữa cháy nên có cửa ra thông ra ngoài hoặc qua lối đi không quá 30m. Tốc độ của thang máy chữa cháy phải đảm bảo thời gian đi từ tầng phục vụ chữa cháy ( thường là tầng trệt) đến tầng cao nhất không quá 60 giây. Hệ thống điện cấp cho thang máy và chiếu sáng phải gồm các nguồn điện cung cấp chính và phụ với đường cáp chống cháy.
 

Quy trình nạp bình bột chữa cháy

Máy tự động phun bột chữa cháy vào trong bình theo tiêu chuẩn định lượng

 

  • Lối ra mái:

 
Với các nhà có chiều cao từ 10m trở lên tính đến diềm mái hay mép trên của tường ngoài (tường chắn) có các lối ra trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hay đi theo lối cầu thang bộ loại 3 hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà. Số lượng lối ra mái và việc bố trí phải dựa trên tính nguy hiểm của đám cháy theo công năng sử dụng và kích thước của ngôi nhà, phải có ít nhất 1 lối ra. Mỗi lối ra phải có khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 100m theo chiều dài của căn nhà có tầng áp mái và diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1.000m2 mái của căn nhà không có tầng áp mái thuộc nhóm F1, F2, F3, F4 (theo quy định tại mục 5.7; 5.8 QCVN 06:2010/BXD).
 

  1. Quy định bật chịu lửa:

 
Nhà cao tầng cần được thiết kế với bậc chịu lửa 1 và giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện chính và vật liệu để làm các cấu kiện được quy định định tại mục 5.1 TCVN 6160:1996.
 

  1. Khoảng cách phòng cháy chữa cháy:

 
Các nhà ở, công trình công cộng trong cùng một dự án hay một khu đất thì khoảng cách phòng cháy chữa cháy được xác định theo mục E1, phụ lục E QCVN 06:2010/BXD. Khoảng cách PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất trong khoảng từ 0m đến 1m phải đảm bảo tường ngoài phải là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) với loại nhà có bật lựa I và II, tường ngăn cháy loại 2 (REI 60) với nhà có bậc chịu lửa III và IV. Bề mặt ngoài của tường ngoài không nên sử dụng các vật liệu có tính nguy hiểm cháu cao hơn nhóm CH1 và LT1.
 
Khoảng cách PCCC từ công trình đến đường ranh giới khu đất trong khoảng >1m được phép bố trí, cấu tạo một số phần diện tích của bề mặt tường ngoài có tính chịu lực thấp hơn yêu cầu đối với một tường ngăn cháy và được gọi là phần diện tích không được bảo vệ chống cháy của tường.
 

Giám đốc đi kiểm tra dây truyền nạp bình chữa cháy

 

  1. Quy định lối ra thoát nạn:
    • Kiểu lối ra thoát nạn:

 

Các nhà có chiều cao lớn hơn 28m, cũng như trong các nhóm F5 hạng A hay B phải bố trí các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1. Theo quy định tại mục 3.4.12. QCVN 06:2010/BXD cho phép:
 
+ Không bố trí quá 50 % buồng thang bộ loại N2 trong nhà nhóm F1.3 dạng hành lang

+ Không bố trí quá 50% buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí cháy trong nhà nhóm F1.1, F1.2, F2, F3 và F4.

+ Buồng thang bộ loại N2 và N3 cần bố trí có chiếu sáng tự nhiên và luôn có áp suất không khí dương trong nhà F5 hạng A hoặc B.

+ Buồng thang bộ loại N2 hay N3 phải bố trí có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà hạng B nhóm F5.

+ Buồng thang loại N2 hay N3 nên bố trí có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F5 hạng C và D.  Lưu ý khi bố trí buồng thang bộ loại L1 thì buồng thang cần được phân khoang bằng vách ngăn cháy đặc qua mỗi 20m chiều cao và lối đi từ khoang này qua khoang khác của buồng thang.
 

  • Lối ra thoát nạn từ tầng hầm hoặc tầng nữa hầm:

 
Tại quy định mục 3.2.2. QCVN 06:2010/BXD, các lối từ tầng nữa hầm và tầng hầm là lối ra thoát hiểm khi thoát nạn trực tiếp ra ngoài và tách biệt với các buồng thang bộ chung của nhà được phép bố trí như sau:
 
+ Lối ra thoát nạn từ tầng hầm đi qua các buồng thang bộ chung có lối riêng ra bên ngoài ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ bằng vách ngăn cháy loại 1.

+ Đáp ứng các yêu cầu của mục 4.24 QCVN 06:2010/BXD đối với các lối ra thoát nạn từ tầng hầm có bố trí gian phòng hạng C, D, E vào các gian phòng hạng C 4, D, E và sảnh vào nằm trên tầng một của nhà nhóm F5.

+ Các lối ra thoát hiểm từ phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở tầng nữa hầm hay tầng hầm nhà nhóm F2, F3, F4 đi vào sảnh của tầng 1 theo hướng các cầu thang bộ riêng loại 2.

+ Khoang đệm, khoang đệm kép trên lối tra ngoài trực từ nhà  hay tầng hầm và tầng nữa hầm
 

nha-nhap-khau-binh-cuu-hoa-trung-quoc-2

Nhập bình cứu hoả bột từ 0.5kg đến 35kg

 

  • Số lối ra thoát nạn:
  • Lối ra thoát nạn của tầng ga ra ô tô:

 

Theo quy định tại mục 4.14 QCVN 08:2009/BXD từ mỗi tầng của một khoang cháy của ga ra ( k tính ga ra cơ khí) cần có ít nhất 2 lối ra thoát hiểm phân tán dẫn trực tiếp ra bên ngoài hay vào lồng thang bộ. Được bố trí một trong các lối thoát hiểm trên đường dốc cách ly. Lối đi theo các thếm của đường dốc tầng lửng vào lồng thnag bộ cũng được xem là lối thoát hiểm. Các đường dốc trong các nhà ga ra được sử dụng đồng thời làm đường thoát hiểm nên phải có vỉa hè rộng không được nhỏ thơi 0,8m ở một phía đường dốc. Đường thoát hiểm là cầu thang bộ phải có chiều rộng ít nhất 1m.
 

  • Lối ra thoát nạn của gian phòng:

 
Theo quy định tại mục 3.2.5. QCVN 06:2010/BXD các gian phòng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn.

 

  • Lối ra thoát nạn của các tầng, công trình:

 
Theo quy định tại mục 3.2.6 QCVN 06:2010/BXD các tầng nhà thuộc nhóm F 1.1; F 1.2; F 2.1; F 2.2; F 3; F 4 phải có ít nhất 2 lối ra thoát nạn.
 
Theo quy định tại mục 3.2.7 QCVN 06:2010/BXD số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít như 2 nếu tầng này có gian phòng yêu cầu lối thoát nạn không được ít hơn 2. Số lối ra thoát nạn từ một ngôi nhà không được ít hơn số lối thoát nạn từ bất kì tầng nào của ngôi nhà đó.

 

  • Quy định bố trí lối ra thoát nạn:

 
Theo quy định tại mục 3.2.8 QCVN 06:2010/BXD khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên cần được bố trí phân tán ( trừ các lối ra từ hành lang vào các buồng thang bộ không nhiễm khói).
 

  • Quy định kích thước lối ra thoát nạn:

 
Theo quy định tại mục 3.2.9 QCVN 06:2010/BXD chiều cao thông thủy cho lối ra thoát nạn không đucợ nhỏ hơn 1,9m và chiều rộng thông thủy được quy định cụ thể cho các gian phòng theo từng nhóm.
 

  1. Quy định đường thoát nạn:

 
Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn lại ở bất lì một điểm nào trong nhà hay công trình đến lối ra bên ngoài. Đường thoát nạn được bố trí theo quy định tại mục 3.3.6 QCVN 06:2010/BXD.
 

  1. Quy định cầu thang bộ và buồng thang bộ thoát nạn:

 
Theo quy định tại mục 3.4.1 QCVN 06:2010/BXD chiều rộng của bản thang bộ được dùng để thoát người ( kể cả thang đặt trong buồng thang bộ) không nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lới ra thoát nạn nào. Đối với nhà nhóm F1.1 thì chiều rộng không nhỏ hơn 1,35 m, còn ddói với nhà có số người trên tầng bất kỳ ( không tính tầng trệt) lớn nhơn 200 người chiều rộng của bản thang bộ phải lớn hơn 1,2m, chiều rộng bản thang lớn nhỏ nhất 0,7m đối với cầu thang dẫn tới các chỗ làm việc đơn lẽ và không nhỏ hơn 0,9m đối với các trường hợp còn lại.
 
Theo quy định tại mục 3.4.2 QCVN 06:2010/BXD độ dốc của các thang bộ trên các đường thoát nạn phải nhỏ hơn 1:1 (45), bề mặt các bậc có chiều rộng không nhỏ hơn 25cm và chiều cao không lớn hơn 22cm.
 
Xem thêm: Mẫu bình khí co2 thuỷ sinh sắp được tung ra thị trường
 

  1. Hệ thống báo cháy tự động:

 
Theo quy định tại mục 6.1.3. TCVN 3890:2009 và mục 12.1. TCVN 6160:1996 các nhà cao tầng cần phải thiết kế hệ thống báo cháy tự động và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống báo cháy theo quy định tại TCVN 5738:2001.
 

  1. Hệ thống cấp nước chữa cháy:

 
quy-trinh-san-xuat-binh-cuu-hoa-1
 

  • Hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà và ngoài nhà:

 
Theo quy định tại mục 8.1 & 8.2 TCVN 3890:2009 các nhà cao tầng phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài nhà và hệ thống họng nước phục vụ chữa cháy trong nhà đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp nước chữa cháy và hệ thống họng nước chữa cháy đúng theo quy định của TCVN 2622:1995; TCVN 4513:1988.
 

  • Họng nhận nước từ xe cứu hỏa:

 
Đối với các nhà cao tầng hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà phải có họng nhận nước từ xe cứu hỏa phục vụ cho công tác chữa cháy thuận lợi và nhanh chóng dập tắt đám cháy.
 

  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động:

 
Theo quy định tại phụ lục C TCVN 3890:2009 các nhà cao tầng phải có thiết kế hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động đúng yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống chữa cháy Sprinkler đúng theo quy định của TCVN 2622:1995; TCVN 4513:1988; TCVN 7336:2003.

Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn

bảo trì pccc

Việc bảo trì hệ thống pccc là công việc cực kỳ quan trọng được lắp đặt nhằm mục đích đề phòng khi có sự cố về cháy nổ xảy ra. Các hệ thống pccc thường được sử dụng tại các khu nhà cao tầng, nhà chung cư, các trung tâm thương mại, các trụ sở của công ty, doanh nghiệp và xí nghiệp… Thi công lắp đặt một hệ thống phòng cháy chữa cháy đủ tiêu chuẩn sẽ giúp cho việc kịp thời phát hiện đám cháy và nhanh chóng chữa cháy làm giảm thiểu tối đa tổn thất thiệt hại. Nhưng để hệ thống phòng cháy chữa cháy hoạt động hiệu quả cần đảm bảo công tác bảo trì hệ thống đúng quy trình tránh những sự cố rủi ro xáy ra khi cần thiết.
 

Xem thêm: Quy trình và mẫu hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy

 

Giám đốc đi kiểm tra dây truyền nạp bình chữa cháy

 

  1. Bảo trí hệ thống báo cháy

 
Hệ thống báo cháy là phần không thể thiếu trong hệ thống phòng cháy chữa cháy vì đây là yếu tố quan trọng cho việc phát hiện hỏa hoạn khi vừa xuất hiện giúp cho công tác chữa cháy dễ dàng thực hiện.
 
Kiểm tra hệ thống báo cháy có báo hiệu khi xảy ra sự cố hay không, xác định lỗi và xử lý để đưa hệ thống hoạt động lại bình thường. Sau đó kiểm tra về chất lượng tín hiệu âm thanh và ánh sáng khi báo động.
 

Quy trình nạp bình bột chữa cháy

Máy tự động phun bột chữa cháy vào trong bình theo tiêu chuẩn định lượng

 
Khi kiểm tra hệ thống báo cháy trung tâm cần mở tủ điều khiển PCCC FM200 và cắt nguồn xoay chiều cấp nguồn cho tủ điều khiển FM200 hay tắt CB nguồn cho tủ điều khiển. Nếu tủ điểu khiển hoạt động bình thường sẽ nghe tiếng bíp phát ra. Kiểm tra công suất của ắc quy trong 15 phút. Kết nối lại nguồn AC cho tủ điều khiển PCCC FM200. Tiếp tục tháo van kích hoạt của bình FM200 ra ngoài, trước khi kiểm tra các thiết bị để  bảo vệ hệ thống xả khí ra ngoài. Mở van ra khỏi đầu nói van điện từ rồi kích hoạt ra khỏi bình FM200 và lưu ý phải tháo rời van khỏi vị trí đầu nối trước khi thực hiện.
 
Kiểm tra cảm biến bằng tạo khói vào trong đầu của cảm biến bằng thiết bị tạo khói. Xem hai đèn màu đỏ trên cảm biến và đèn nhấp trong tủ điều khiển có hoạt động không bằng cách kích hoạt đầu báo nhiệt và kiểm tra đèn báo, chuông trong tủ còn hay đã bị ngắt. Nhấn nút reset trong tủ để tắt chuông báo. Kiểm tra nút xả bằng tay và gắn lại van kích hoạt như ban đầu.
 
Chờ khoảng 15 phút sau để đảm bảo không còn khói trong phòng sever và các thiết bị. Sau đó tiếp tục làm sạch bụi các cảm biến bằng cách mở nắp chụp của các đầu báo khói và nhiệt. Các đèn led trên cảm biến cũng phải đảm bảo là sáng và nhấp nháy chậm. Kiểm tra các đèn báo lỗi trong tủ điều khiển đảm bảo các đèn đã sẵn sàng.
 

  1. Bảo trì hệ thống bơm chữa cháy

 

Khi hỏa hoạn xảy ra cần có hệ thống bơm chữa cháy hoạt động tốt để để dập tắt đám cháy nhanh chóng tránh cháy lan ra các khu vực lân cận. Để hệ thống hoạt động hiệu cần chú ý đến việc bảo trì hệ thống tránh các rủi ro khi sử dụng. Khi bảo trì hệ thống cần lưu ý kiểm tra đến hoạt động của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa và các máy bơm cứu hỏa.
 
Khi kiểm tra tình trạng của tủ điều khiển các máy bơm cứu hỏa cần lưu ý đến đèn pha để test xem nguồn 3 pha vào có đủ không. Kiểm tra đèn báo quá tải để text xem có máy bơm nào bị quá nhiệt hay quá tải hay không. Xem các giá trị điện áp nguồn vào có đủ không từ đồng hồ volt và ampe. Kiểm tra các CB xem có sự cố bất thường không, CB luôn phải ở trạng thái ON cả CB tổng và CB điều khiển. Test các tiếp điểm có đóng ngắt đúng hay không. Đo lại giá trị điện áp vào AC và nguồn ra DC của bình.

 

bình chữa cháy có tem kiểm định BCA

 
Tiếp tục kiểm tra các máy bơm phòng cháy chữa cháy, phân loại xem các máy bơm thuộc loại mấy bơm nào (máy bơm bù áp, máy bơm điện, máy bơm dầu diesel,..). Kiểm tra máy bơm đang ở trạng thái nào, có bị quá nhiệt hay không, tốc độ qua nhanh chậm hay bình thường, máy có tiếng kêu lạ hay bị rò rỉ điện hay không và trình trang dầu nhớt của máy có bị rò rỉ không. Cần lưu ý các đường ống cứu hỏa chính lên các tầng lầu có bị rò rỉ không và van khóa đường ống và đồng hồ đo áp lực nước đã chính xác chưa. Hệ thống các vòi phun nước cứu hỏa ở các tầng lầu cũng cần được kiểm tra kĩ càng.
 
Quy định về bảo trì bảo dưỡng hệ thống pccc được thể hiện rất rõ theo thông tư 52/2014 và TCVN 5738/2001. Chúng tôi xin trích dẫn lại dưới đây để bạn đọc tiện theo dõi
 
TCVN 5738:2001

  1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống báo cháy được trang bị tại các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác có nguy hiểm về cháy, nổ.

Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các công trình được thiết kế theo yêu cầu đặc biệt.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

2.1 Hệ thống báo cháy tự động (Automatic fire alarm system): Hệ thống tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy.

2.1.1 Hệ thống báo cháy thường (Conventional fire alarm system): Hệ thống báo cháy tự động không có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.

2.1.2 Hệ thống báo cháy địa chỉ (Addressable fire alarm system): Hệ thống báo cháy tự động có chức năng thông báo địa chỉ của từng đầu báo cháy.

2.1.3 Hệ thống báo cháy thông minh (Intelligent fire alarm system): Hệ thống báo cháy tự động ngoài chức năng báo cháy thường và địa chỉ còn có thể đo được một số thông số về cháy của khu vực nơi lắp đặt đầu báo cháy như nhiệt độ, nồng độ khói hoặc/và tự động thay đổi ngưỡng tác động của đầu báo cháy theo yêu cầu của nhà thiết kế và lắp đặt.

2.2 Hệ thống báo cháy bằng tay (Manual fire alarm system): Hệ thống báo cháy mà việc báo cháy chỉ được thực hiện bằng tay (không có đầu báo cháy tự động).

2.3 Đầu báo cháy tự động (Automatic fire detector): Thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, toả khói, phát sáng) và truyền tín hiệu thích hợp đến trung tâm báo cháy.

2.3.1 Đầu báo cháy nhiệt (Heat detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự gia tăng nhiệt độ của môi trường nơi lắp đặt đầu báo cháy.

2.3.1.1 Đầu báo cháy nhiệt cố định (Fixed temperature heat detector): Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy đạt đến giá trị xác định trước.

2.3.1.2 Đầu báo cháy nhiệt gia tăng (Rate of rise heat detector): Đầu báo cháy nhiệt, tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt đầu báo cháy có vận tốc gia tăng đạt đến giá trị xác định.

2.3.1.3 Đầu báo cháy nhiệt kiểu dây (Line type heat detector): Đầu báo cháy nhiệt có cấu tạo dưới dạng dây hoặc ống nhỏ.

2.3.2 Đầu báo cháy khói (Smoke detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với tác động của các hạt rắn hoặc lỏng sinh ra từ quá trình cháy và/hoặc quá trình phân huỷ do nhiệt gọi là khói.

2.3.2.1 Đầu báo cháy khói i on hóa (ionization smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản phẩm được sinh ra khi cháy có khả năng tác động tới các dòng i on hoá bên trong đầu báo cháy.

2.3.2.2 Đầu báo cháy khói quang điện (Photoelectric smoke detector): Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản phẩm được sinh ra khi cháy có khả năng ảnh hưởng đến sự hấp thụ bức xạ hay tán xạ trong vùng hồng ngoại và / hoặc vùng cực tím của phổ điện từ.

2.3.2.3 Đầu báo cháy khói quang học (Optical smoke detector): Như 2.3.2.2

2.3.2.4 Đầu báo cháy khói tia chiếu (Projected beam type smoke detector): Đầu báo cháy khói gồm hai bộ phận là đầu phát tia sáng và đầu thu tia sáng, sẽ tác động khi ở khoảng giữa đầu phát và đầu thu xuất hiện khói.

2.3.3 Đầu báo cháy lửa (Flame detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự bức xạ của ngọn lửa.

2.3.4 Đầu báo cháy tự kiểm tra (Automatic Testing Function Detector – ATF): Đầu báo cháy có chức năng tự động kiểm tra các tính năng của nó để truyền về trung tâm báo cháy.

2.3.5 Đầu báo cháy hỗn hợp (Combine detector): Đầu báo cháy tự động nhạy cảm với ít nhất 2 hiện tượng kèm theo sự cháy.

2.4 Hộp nút ấn báo cháy (Manual call point): Thiết bị thực hiện việc báo cháy ban đầu bằng tay.

2.5 Nguồn điện (Electrical power supply): Thiết bị cấp năng lượng điện cho hệ thống báo cháy.

2.6 Các bộ phận liên kết (conjunctive devices): Gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, các bộ phận tạo thành tuyến liên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy.

2.7 Trung tâm báo cháy (Fire alarm control panel): Thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động và thực hiện các chức năng sau đây:

– nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát tín hiệu báo động cháy, chỉ thị nơi xảy ra cháy.

– có thể truyền tín hiệu phát hiện cháy qua thiết bị truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy hoặc / và đến các thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động.

– kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch…

– có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác.

3 Quy định chung

3.1 Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải tuân thủ các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan và phải được cơ quan phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền chấp thuận.

3.2 Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:

– phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;

– chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;

– có khả năng chống nhiễu tốt;

– báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;

– không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;

– không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.

3.3 Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót.

3.4 Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.

3.5 Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản:

Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, các yếu tố liên kết, nguồn điện. Tuỳ theo yêu cầu hệ thống báo cháy còn có các bộ phận khác như thiết bị truyền tín hiệu báo chaý, bộ phận kiểm tra thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động …

4 Yêu cầu kỹ thuật của các đầu báo cháy tự động

4.1 Các đầu báo cháy tự động phải đảm bảo phát hiện cháy theo chức năng đã được thiết kế và các đặc tính kỹ thuật nêu ra trong bảng 1. Việc lựa chọn đầu báo cháy tự động phải căn cứ vào tính chất của các chất cháy, đặc điểm của môi trường bảo vệ, và theo tính chất của cơ sở theo qui định ở phụ lục A.

Bảng 1

Đặc tính kỹ thuật Đầu báo cháy nhiệt Đầu báo cháy khói Đầu báo lửa
Thời gian tác động Không lớn hơn 120 giây Không lớn hơn 30 giây Không lớn hơn 5 giây
Ngưỡng tác động 400C ÷ 1700C

Sự gia tăng nhiệt độ trên 50C/phút

Độ che mờ do khói *:

từ 5 đến 20%/m đối với đầu báo cháy khói thông thường

từ 20 đến 70% trên khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu của đầu báo khói tia chiếu

Ngọn lửa trần cao 15mm cách đầu báo cháy 3m
Độ ẩm không khí tại nơi đặt đầu báo cháy Không lớn hơn 98% Không lớn hơn 98% Không lớn hơn 98%
Nhiệt độ làm việc. Từ -100C đến 1700C Từ -100C đến + 500C Từ -100C đến + 500C
Diện tích bảo vệ Từ 15m2 đến 50m2 Lớn hơn 50m2 đến 100m2 ** Hình chóp có góc 1200, chiều cao từ 3m đến 7m.

Chú thích

* Ngưỡng tác động của đầu báo cháy khói được tính bằng độ che mờ do khói trên một khoảng cách cho trước.

** Diện tích bảo vệ của đầu báo cháy khói tia chiếu là phần diện tích giới hạn bởi khoảng cách giữa đầu phát và đầu thu (từ 5 đến 100m) và độ rộng ở 2 phía dọc theo tia chiếu (15m): từ 75 đến 1500m2

4.2 Các đầu báo cháy phải có đèn chỉ thị khi tác động. Trường hợp đầu báo cháy tự động không có đèn chỉ thị khi tác động thì đế đầu báo cháy tự động phải có đèn báo thay thế.

Đối với đầu báo cháy không dây (đầu báo cháy vô tuyến và đầu báo cháy tại chỗ) ngoài đèn chỉ thị khi tác động còn phải có tín hiệu báo về tình trạng của nguồn cấp.

4.3 Số lượng đầu báo cháy tự động cần phải lắp đặt cho một khu vực bảo vệ phụ thuộc vào mức độ cần thiết để phát hiện cháy trên toàn bộ diện tích của khu vực đó và phải đảm bảo yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật.

Nếu hệ thống báo cháy tự động dùng để điều khiển hệ thống chữa cháy tự động thì mỗi điểm trong khu vực bảo vệ phải được kiểm soát bằng 2 đầu báo cháy tự động thuộc 2 kênh khác nhau.

Trường hợp nhà có trần treo giữa các lớp trần có lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, cáp điện, cáp tín hiệu thì phải lắp bổ sung đầu báo cháy ở trần phía trên.

4.4 Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt được lắp trên trần nhà hoặc mái nhà. Trong trường hợp không lắp được trên trần nhà hoặc mái nhà cho phép lắp trên xà và cột, cho phép treo các đầu báo cháy trên dây dưới trần nhà nhưng các đầu báo cháy phải cách trần nhà không quá 0,3m tính cả kích thước của đầu báo cháy tự động.

4.5 Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt phải lắp trong từng khoang của trần nhà được giới hạn bởi các cấu kiện xây dựng nhô ra về phía dưới (xà, dầm, cạnh panel) lớn hơn 0,4m.

Trường hợp trần nhà có những phần nhô ra về phía dưới từ 0,08m đến 0,4m thì việc lắp đặt đầu báo cháy tự động được tính như trần nhà không có các phần nhô ra nói trên nhưng diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy tự động giảm 25%.

Trường hợp trần nhà có những phần nhô ra về phía dưới trên 0,4m và độ rộng lớn hơn 0,75m thì phải lắp đặt bổ sung các đầu báo cháy ở những phần nhô ra đó.

4.6 Trường hợp các đống nguyên liệu, giá kê, thiết bị và cấu kiện xây dựng có điểm cao nhất cách trần nhà nhỏ hơn hoặc bằng 0,6m thì các đầu báo cháy tự động phải được lắp ngay phía trên những vị trí đó.

4.7 Số đầu báo cháy tự động mắc trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy nhưng diện tích bảo vệ của mỗi kênh không lớn hơn 2000m2 đối với khu vực bảo vệ hở và 500m2 đối với khu vực kín. Các đầu báo cháy tự động phải sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và lý lịch kỹ thuật của đầu báo cháy tự động có tính đến điều kiện môi trường nơi cần bảo vệ.

Chú thích

Khu vực bảo vệ hở là khu vực mà chất cháy trong khu vực này khi cháy có thể nhìn thấy khói, ánh lửa như kho tàng, phân xưởng sản xuất, hội trường….

Khu vực kín là khu vực khi cháy không thể nhìn thấy được khói, ánh lửa như trong hầm cáp, trần giả, các phòng đóng kín…

4.8 Trong trường hợp trung tâm báo cháy không có chức năng chỉ thị địa chỉ của từng đầu báo cháy tự động, các đầu báo cháy tự động mắc trên một kênh cho phép kiểm soát đến 20 căn phòng hoặc khu vực trên cùng một tầng nhà có lối ra hành lang chung nhưng ở phía ngoài từng phòng phải có đèn chỉ thị về sự tác động báo cháy của bất cứ đầu báo cháy nào được lắp đặt trong các phòng đó đồng thời phải đảm bảo yêu cầu của điều 4.7.

Trường hợp căn phòng có cửa kính hoặc vách kính với hành lang chung mà từ hành lang nhìn được vào trong phòng qua vách kính hoặc cửa kính này thì cho phép không lắp đặt các đèn chỉ thị ở căn phòng đó.

4.9 Khoảng cách từ đầu báo cháy đến mép ngoài của miệng thổi của các hệ thống thông gió hoặc hệ thống điều hòa không khí không được nhỏ hơn 0,5m.

Không được lắp đặt đầu báo cháy trực tiếp trước các miệng thổi trên.

4.10 Trường hợp trong một khu vực bảo vệ được lắp đặt nhiều loại đầu báo cháy thì khoảng cách giữa các đầu báo cháy phải đảm bảo sao cho mỗi vị trí trong khu vực đó đều được bảo vệ bởi ít nhất là một đầu báo cháy.

Trường hợp trong một khu vực bảo vệ được lắp đặt đầu báo cháy hỗn hợp thì khoảng cách giữa các đầu báo cháy được xác định theo tính chất của chất cháy chính của khu vực đó.

4.11 Đối với khu vực bảo vệ là khu vực có nguy hiểm về nổ phải sử dụng các đầu báo cháy có khả năng chống nổ.

Ở những khu vực có độ ẩm cao và/hoặc nhiều bụi phải sử dụng các đầu báo cháy có khả năng chống ẩm và/hoặc chống bụi.

Ở những khu vực có nhiều côn trùng phải sử dụng các đầu báo cháy có khả năng chống côn trùng xâm nhập vào bên trong đầu báo cháy hoặc có biện pháp chống côn trùng xâm nhập vào trong đầu báo cháy.

4.12 Đầu báo cháy khói.

4.12.1 Diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy khói, khoảng cách tối đa giữa các đầu báo cháy khói với nhau và giữa đầu báo cháy khói với tường nhà phải xác định theo bảng 2, nhưng không được lớn hơn các trị số ghi trong yêu cầu kỹ thuật và lý lịch kỹ thuật của đầu báo cháy khói.

Bảng 2

Độ cao lắp đặt đầu báo cháy m Diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy, m2 Khoảng cách tối đa, m
Giữa các đầu báo cháy Từ đầu báo cháy đến tường nhà
Dưới 3,5 nhỏ hơn 100 10 5,0
Từ 3,5 đến 6 nhỏ hơn 70 8,5 4,0
Lớn hơn 6,0 đến 10 nhỏ hơn 65 8,0 4,0
Lớn hơn 10 đến 12 nhỏ hơn 55 7,5 3,5

4.12.2 Trong những căn phòng có chiều rộng dưới 3 m thì khoảng cách cho phép giữa các đầu báo cháy khói là 15 m.

4.12.3 Đầu báo cháy khói i on hoá không được lắp đặt ở những nơi có vận tốc gió tối đa lớn hơn 10 m/s.

4.12.4 Đầu báo cháy khói quang điện không được lắp đặt ở những nơi mà chất cháy khi cháy tạo ra chủ yếu là khói đen.

4.12.5 Đối với đầu báo cháy khói tia chiếu khoảng cách giữa đường thẳng nối đầu phát với đầu thu của hai cặp không được lớn hơn 14 m và khoảng cách đến tường nhà hoặc các đầu báo cháy khác không quá 7 m. Trong khoảng giữa đầu phát và đầu thu của đầu báo cháy khói tia chiếu không được có vật chắn che khuất tia chiếu.

4.13 Đầu báo cháy nhiệt

4.13.1 Diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy nhiệt, khoảng cách tối đa giữa các đầu báo cháy nhiệt với nhau và giữa đầu báo cháy nhiệt với tường nhà cần xác định theo bảng 3 nhưng không lớn hơn các trị số ghi trong điều kiện kỹ thuật và lý lịch kỹ thuật của đầu báo cháy nhiệt.

Bảng 3

Độ cao lắp đặt đầu báo cháy m Diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy, m2 Khoảng cách tối đa, m
Giữa các đầu báo cháy Từ đầu báo cháy đến tường nhà
Dưới 3,5 nhỏ hơn 50 7,0 3,5
Từ 3,5 đến 6 nhỏ hơn 25 5,0 2,5
Lớn hơn 6,0 đến 9,0 nhỏ hơn 20 4,5 2,0

4.13.2 Ngưỡng tác động của đầu báo cháy nhiệt cố định phải lớn hơn nhiệt độ tối đa cho phép trong phòng là 200C.

4.14 Đầu báo cháy lửa

4.14.1 Các đầu báo cháy lửa trong các phòng hoặc khu vực phải được lắp trên trần nhà, tường nhà và các cấu kiện xây dựng khác hoặc lắp ngay trên thiết bị cần bảo vệ.

4.14.2 Việc thiết kế bố trí đầu báo cháy lửa phải đảm bảo sao cho khu vực được bảo vệ thoả mãn điều kiện trong bảng 1 và các trị số ghi trong điều kiện kỹ thuật và lý lịch kỹ thuật của đầu báo cháy lửa.

5 Yêu cầu kỹ thuật của hộp nút ấn báo cháy

5.1 Hộp nút ấn báo cháy được lắp bên trong cũng như bên ngoài nhà và công trình, được lắp trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao từ 0,8 m đến 1,5 m tính từ mặt sàn hay mặt đất.

5.2 Hộp nút ấn báo cháy phải lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị trí dễ thấy.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết có thể lắp trong từng phòng. Khoảng cách giữa các hộp nút ấn báo cháy không quá 50 m.

5.3 Nếu hộp nút ấn báo cháy được lắp ở bên ngoài tòa nhà thì khoảng cách tối đa giữa các hộp nút ấn báo cháy là 150 m và phải có ký hiệu rõ ràng. Hộp nút ấn báo cháy lắp ngoài nhà phải là loại chống thấm nước hoặc phải có biện pháp chống mưa hắt. Chỗ đặt các hộp nút ấn báo cháy phải được chiếu sáng liên tục.

5.4 Các hộp nút ấn báo cháy có thể lắp theo kênh riêng của trung tâm báo cháy hoặc lắp chung trên một kênh với các đầu báo cháy.

6 Yêu cầu kỹ thuật của trung tâm báo cháy

6.1 Trung tâm báo cháy tự động phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các kênh báo về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Cho phép sử dụng các trung tâm báo cháy tự động không có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu trong trường hợp sử dụng các đầu báo cháy có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu. Không được dùng các trung tâm không có chức năng báo cháy làm trung tâm báo cháy tự động.

6.2 Phải đặt trung tâm báo cháy ở những nơi luôn có người trực suốt ngày đêm. Trong trường hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm báo cháy phải có chức năng truyền các tín hiệu về cháy và về sự cố đến nơi trực cháy hay nơi có người thường trực suốt ngày đêm và có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với trung tâm báo cháy.

Nơi đặt các trung tâm báo cháy phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đội chữa cháy hay nơi nhận tin báo cháy.

6.3 Trung tâm báo cháy phải được lắp đặt trên tường, vách ngăn, trên bàn tại những nơi không nguy hiểm về cháy và nổ.

6.4 Nếu trung tâm báo cháy được lắp trên các cấu kiện xây dựng bằng vật liệu cháy thì những cấu kiện này phải được bảo vệ bằng lá kim loại dầy từ 1 mm trở lên hoặc bằng các vật liệu không cháy khác có độ dầy không dưới 10 mm. Trong trường hợp này tấm bảo vệ phải có kích thước sao cho mỗi cạnh của tấm bảo vệ vượt ra ngoài cạnh của trung tâm tối thiểu 100mm về mọi phía.

6.5 Khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy và trần nhà bằng vật liệu cháy được không nhỏ hơn 1,0 m.

6.6 Trong trường hợp lắp cạnh nhau, khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy không được nhỏ hơn 50 mm.

6.7 Nếu trung tâm báo cháy lắp trên tường, cột nhà hoặc giá máy thì khoảng cách từ phần điều khiển của trung tâm báo cháy đến mặt sàn từ 0,8 đến 1,8 m.

6.8 Nhiệt độ và độ ẩm tại nơi đặt trung tâm báo cháy phải phù hợp với lý lịch kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của trung tâm báo cháy.

6.9 Âm sắc khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau.

6.10 Việc lắp các đầu báo cháy tự động với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện sự cố,

bộ phận kiểm tra đường dây).

7 Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống cáp và dây dẫn tín hiệu, dây dẫn nguồn

7.1 Việc lựa chọn dây dẫn và cáp cho các mạch của hệ thống báo cháy phải thỏa mãn tiêu chuẩn, qui phạm lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn hiện hành có liên quan phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này và tài liệu kỹ thuật đối với từng loại thiết bị cụ thể.

7.2 Cáp tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải đặt chìm trong tường, trần nhà …và phải có biện pháp bảo vệ dây dẫn chống chập hoặc đứt dây (luồn trong ống kim loại hoặc ống bảo vệ khác). Trường hợp đặt nổi phải có biện pháp chống chuột cắn hoặc các nguyên nhân cơ học khác kàm hỏng cáp. Các lỗ xuyên trần, tường sau khi thi công xong phải được bịt kín bằng vật liệu không cháy

7.3 Các mạch tín hiệu của hệ thống báo cháy phải được kiểm tra tự động về tình trạng kỹ thuật theo suốt chiều dài của mạch tín hiệu.

7.4 Các mạch tín hiệu báo cháy phải sử dụng dây dẫn riêng và cáp có lõi bằng đồng. Cho phép sử dụng cáp thông tin lõi đồng của mạng thông tin hỗn hợp nhưng phải tách riêng kênh liên lạc.

7.5 Lõi đồng của từng dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy đến đường cáp trục chính phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 0,75mm2 (tương đương với lõi đồng có đường kính 1 mm). Cho phép dùng nhiều dây dẫn tết lại nhưng tổng diện tích tiết diện của các lõi đồng được tết lại đó không được nhỏ hơn 0,75 mm2. Diện tích tiết diện từng lõi đồng của đường cáp trục chính phải không nhỏ hơn 0,4 mm2. Cho phép dùng cáp nhiều dây dẫn trong một lớp bọc bảo vệ chung nhưng đường kính lõi đồng của mỗi dây dẫn không được nhỏ hơn 0,4 mm.

Tổng điện trở của mỗi kênh liên lạc báo cháy không được lớn 100 Ôm nhưng không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loai trung tâm báo cháy.

7.6 Cáp điều khiển thiết bị ngoại vi, dây dẫn tín hiệu nối từ các đầu báo cháy trong hệ thống chữa cháy tự động là dây dẫn chịu nhiệt cao (cáp chống cháy). Cho phép sử dụng cáp điều khiển thiết bị ngoại vi bằng cáp thường nhưng phải có biện pháp bảo vệ khỏi sự tác động của nhiệt ít nhất trong thời gian 30 phút.

7.7 Không cho phép lắp đặt chung các mạch điện của hệ thống báo cháy tự động với mạch điện áp trên 60V trong cùng một đường ống, một hộp, một bó, một rãnh kín của cấu kiện xây dựng.

Cho phép lắp đặt chung các mạch trên khi có vách ngăn dọc giữa chúng bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không dưới 15 phút.

7.8 Trong trường hợp mắc hở song song thì khoảng cách giữa dây dẫn của đường điện chiếu sáng và động lực với cáp của hệ thống báo cháy không được nhỏ hơn 0,5m. Nếu khoảng cách này nhỏ hơn 0,5m phải có biện pháp chống nhiễu điện từ.

7.9 Trường hợp trong công trình có nguồn phát nhiễu hoặc đối với hệ thống báo cháy địa chỉ thì bắt buộc phải sử dụng dây dẫn và cáp chống nhiễu. Nếu dây dẫn và cáp không chống nhiễu thì nhất thiết phải luồn trong ống hoặc hộp kim loại có tiếp đất.

Đối với hệ thống báo cháy thông thường khuyến khích sử dụng dây dẫn và cáp chống nhiễu hoặc không chống nhiễu nhưng được luồn trong ống kim loại hoặc hộp kim loại có tiếp đất.

7.10 Số lượng đầu nối của các hộp đấu dây và số lượng dây dẫn của cáp trục chính phải có dự phòng là 20%.

8 Nguồn điện và tiếp đất bảo vệ

8.1 Trung tâm của hệ thống báo cháy phải có hai nguồn điện độc lập: Một nguồn 220 V xoay chiều và một nguồn là ác quy dự phòng.

Giá trị dao động của hiệu điện thế của nguồn xoay chiều cung cấp cho trung tâm báo cháy không được vượt quá ± 10%. Trường hợp giá trị dao động này lớn hơn 10% phải sử dụng ốn áp trước khi cấp cho trung tâm.

Dung lượng của ác quy dự phòng phải đảm bảo ít nhất 12 h cho thiết bị hoạt động ở chế độ thường trực và 1 h khi có cháy.

8.2 Các trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ. Việc tiếp đất bảo vệ phải thỏa mãn yêu cầu của quy phạm nối đất thiết bị điện hiện hành.

9 Kiểm tra nghiệm thu, bảo quản, bảo dưỡng

9.1 Các thiết bị của hệ thống báo cháy phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại trước khi lắp đặt.

Hệ thống báo cháy tự động sau khi lắp đặt xong phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu trước khi đưa vào hoạt động.

9.2 Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất 1 lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và phải thử sự hoạt động của tất cả các thiết bị báo cháy. Khi phát hiện hư hỏng phải khắc phục ngay.

Tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt hệ thống báo cháy nhưng ít nhất 2 năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Khi bảo dưỡng phải kiểm tra độ nhạy cảm của tất cả các đầu báo cháy, những đầu báo cháy không đạt yêu cầu về độ nhạy phải được thay thế.

 

Phụ lục A

(qui định)

Chọn đầu báo cháy tự động theo tính chất các cơ sở được trang bị

STT Đầu báo cháy Tính chất cơ sở được trang bị
A. Cơ sở sản xuất
I. Cơ sở sản xuất và bảo quản
1a Đầu báo cháy nhiệt hoặc khói quang điện Gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt, quần áo may sẵn, giày da, hàng lông thú, thuốc lá, giấy, xenlulô, bông.
1b Đầu báo cháy nhiệt hoặc khói i-on hoá Nhựa tổng hợp, sợi tổng hợp, vật liệu pôlime, cao su, sản phẩm cao su, cao su nhân tạo, phim ảnh và phim X quang dễ cháy.
2 Đầu báo cháy nhiệt hoặc lửa. – Dầu lỏng, sơn, dung môi, chất lỏng dễ cháy, chất lỏng cháy, chất bôi trơn, hoá chất hoạt động mạnh, rượu và các sản phẩm của rượu.
3 Đầu báo cháy lửa. – Kim loại kiềm, bột kim loại, cao su tự nhiên.
4 Đầu báo cháy nhiệt. – Bột ngũ cốc, thức ăn tổng hợp và thực phẩm khác, vật liệu toả bụi.
II. Cơ sở sản xuất:
5 Đầu báo cháy nhiệt hoặc lửa. – Giấy, các tông, giấy bồi, thức ăn gia súc và gia cầm.
III. Cơ sở bảo quản:
6 Đầu báo cháy nhiệt hoặc khói. – Vật liệu không cháy đựng trong bao bì bằng vật liệu cháy được, chất rắn cháy được.
B. Công trình chuyên dùng:
7 Đầu báo cháy nhiệt hoặc khói i-on hoá. – Phòng đặt dây cáp, phòng máy biến thế, thiết bị phân phối và bảng điện.
8 Đầu báo cháy khói i-on hoá. – Phòng máy tính, thiết bị điều khiển điện tử, máy điều khiển, trạm điện thoại tự động, buồng phát thanh, các phòng đầu dây, chuyển mạch.
9 Đầu báo cháy nhiệt hoặc lửa. – Phòng để thiết bị và ống dẫn chất lỏng dễ cháy, chất dầu mỡ, phòng thử động cơ đốt trong, phòng thử máy nhiên liệu, phòng nạp khí cháy.
10 Đầu báo cháy nhiệt hoặc khói i-on hoá. – Xưởng bảo dưỡng ôtô.
C. Nhà và công trình công cộng:
11 Đầu báo cháy khói quang điện. – Phòng biểu diễn, phòng tập, giảng đường, phòng đọc và hội thảo, phòng diễn viên, phòng hoá trang, phòng để quần áo, nơi sửa chữa, phòng đợi, phòng nghỉ, hành lang, phòng đệm, phòng bảo quản sách, phòng lưu trữ.
12 Đầu báo cháy nhiệt hoặc khói quang điện. – Kho đạo cụ, phòng hành chính quản trị, phòng máy, phòng điều khiển.
13 Đầu báo cháy nhiệt. – Phòng ở, phòng bệnh nhân, kho hàng hoá, nhà ăn công cộng, bếp.
14 Đầu báo cháy khói quang điện hoặc lửa. – Phòng trưng bày , phòng lưu trữ hiện vật của viện bảo tàng, triển lãm.
Chú ý – Trong một phòng có nhiều dấu hiệu cháy khác nhau ở giai đoạn đầu, khi lắp đầu báo cháy tự động cần xác định trên cơ sở kinh tế kỹ thuật.

 

 

 
Việc bảo trì hệ thống pccc luôn là việc cần được ưu tiên hàng đầu. Hầu hết các đám cháy nếu được phát hiện sớm đều có thể dễ dàng dập tắt mà không cần đến lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, vì thế một hệ thống phòng cháy chữa cháy được bảo trì tốt sẽ giúp công tác phòng cháy chữa cháy luôn đảm bảo an toàn.